Thứ 7, 14/9/2024 - 14:05

Bật mí những điều bạn nên biết về ý nghĩa ngày rằm tháng 7/2024

 

Theo tín ngưỡng của Việt Nam ngày rằm tháng 7 mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đây không những là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau mà còn là ngày con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, để hiểu được ý nghĩa sâu sắc của ngày rằm tháng 7 là ngày gì hãy cùng Xemvanmenh.net tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

ram-thang-7

Tổng quan về rằm tháng 7 là ngày nào?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Trong tháng 7 âm lịch hằng năm sẽ có hai lễ lớn diễn ra, bao gồm lễ vu lan báo hiệu và lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày lễ cúng cô hồn.

Cũng như các ngày rằm trong các tháng khác, người ta thường thắp hương, khấn gia tiên. Nhưng có điều khác là trong tết rằm tháng 7, họ thường chuẩn bị đồ lễ và văn cúng cẩn thận hơn, chu đáo hơn.

  • Bài viết liên quan:

Ý nghĩa rằm tháng 7

Ngày đặc biệt tháng cô hồn

Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Xá Tội Vong Nhân

Quỷ Môn Quan là gì?

Giựt cô hồn là gì?

 

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7 có liên quan tới 2 ngày lễ vu lan và lễ xá tội vong nhân. Tuy nhiên, lễ vu lan và lễ xá tội vong nhân không phải là một. Mặc dù hai lễ này được diễn ra vào cùng một ngày và đều là lễ lớn nhưng ý nghĩa của chúng lại khác nhau.

Lễ Vu lan có ý nghĩa là thể hiện lòng thành kính tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; nhằm khuyên con người ta hãy biết trân trọng những gì mình đang có hiện tại và làm nhiều việc thiện khi còn sống.

Còn ngày xá tội vong nhân có ý nghĩa là cầu siêu thoát cho các vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Vào ngày lễ vu lan cũng là ngày bố thí thức ăn cho các vong hồn lưu lạc nhằm cầu siêu và khấn cầu sự bình an, vô sự cho bản thân và người thân trong gia đình.

  • Xem thêm bài viết cùng chuyên mục

18 điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Cắt tóc vào tháng 7 âm

Sinh con vào tháng 7 âm

Văn khấn cô hồn

Nguồn gốc,  sự tích ngày rằm tháng 7

ngay-ram-thang-7

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất nên đã dùng mắt thần để tìm kiếm khắp đất trời xem vong hồn của mẹ mình đã đi đâu về đâu.

Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đài thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng khi thấy cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ, tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.

Vì quá thương xót mẹ nên, ông đã tìm tới Phật tổ, Phật đã dạy: “Dù ông thần thông quản đại đi chăng nữa cũng không thể tự cứu mẹ mình chỉ dựa vào sức của mình. Chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được.

Ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ. Ông đã làm theo lời Phật chỉ bảo và đã cứu được mẹ mình cùng các vong hồn khác. 

Từ đó, lễ vu lan ra đời, như là ngày lễ cho con người ta cầu siêu cho cha mẹ đã mất hoặc thể hiện lòng tôn kính tới bậc sinh thành, biết ơn công dưỡng dục của cha mẹ.

Nguồn gốc ngày xá tội vong nhân

Ngày lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày cầu siêu xuất phát từ sự tích rằng, từ ngày 1 đến tối 15/7 âm lịch hàng năm, cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở để cho các vong hồn trở lại trần thế. Họ thường cúng lễ cúng ngày xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng 7 để cầu siêu cho các vong hồn không về cõi âm kịp, cầu siêu cho các vong hồn không nơi nương tựa, trẻ sinh trẻ lạc, cũng là cách cầu khấn cho bản thân và gia đình không bị ma quỷ quấy phá

Còn trong Phật giáo thì cho rằng, đức phật A Nan Đà trong lúc đang tụng kinh thì có một con Quỷ Miệng Lửa bay vào báo hiệu 3 ngày nữa Đức Phật sẽ chết và bị hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. Trừ khi Người cho chúng thức ăn thì thì mới thêm tuổi thọ. Đồng thời Đức Phật phải tụng kinh siêu độ, tăng thêm phước cho mình, cũng vừa giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể siêu thoát. Và ngày lễ Xá Tội Vong Nhân ra đời từ đó

Tử vi năm 2025 đã có mặt tại Xemvanmenh.net! Truy cập ngay để khám phá vận mệnh của bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt!

TRA CỨU TỬ VI 2025

Bạn vui lòng nhập chính xác thông tin của mình!

 

Những điều nên tránh trong tết rằm tháng 7

Trong tháng này, ngoài việc kiêng cưới hỏi, xây nhà, xuất hành,… cũng cần chú ý trong cách ăn uống để tránh tà khí, cầu mong gặp nhiều may mắn. Dưới đây là một số món ăn bạn nên tránh ăn vào tháng cô hồn.

  • Cháo trắng 

Các món ngày rằm tháng 7 đặc biệt không nên ăn cháo trắng. Đây là món ăn được xem là món ăn dành riêng cho các cô hồn dạ quỷ. Khi có món ăn này xuất hiện, sẽ thu hút rất nhiều dạ quỷ, những vong hồn đói kém lâu năm bởi đây là món ăn yêu thích của họ do cháo trắng có thể giúp họ no lâu. 

  • Mực

Không chỉ trong tháng cô hồn, người Việt còn kiêng kỵ ăn những món ăn từ mực trong ngày đầu tháng. Bởi người ta cho rằng nếu ăn mực vào những ngày này thì cả tháng sẽ “đen như mực”, mọi việc gặp nhiều bất lợi, đặc biệt đối với những người làm ăn kinh doanh. 

  • Tôm

Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, do đó nếu ăn tôm đầu tháng, đầu năm sẽ khó "đầu xuôi, đuôi lọt". Mọi việc trong tháng hoặc trong năm sẽ không thể thuận buồm xuôi gió nếu như ăn tôm vào đầu tháng.

  • Thịt vịt

Thịt vịt là một trong những món ăn ngày rằm tháng 7 kiêng kỵ của người miền Bắc và miền Trung vào dịp đầu tháng và đầu năm. Đây là món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn.

  • Cam, lê, chuối

Ba loại quả cam, lê, chuối được cho là những loại quả có nhiều ý nghĩa tiêu cực. Cả ba đều ám chỉ đến những tai họa, kém may mắn và sự thất bại. Tuy đây là những loại quả được bày nhiều trong mâm ngũ quả cầu phước ngày Tết nhưng nhiều người vẫn hạn chế ăn các loại quả này trong tháng bảy để tránh những điềm xấu, tai ương

=> Bên cạnh đó, quý bạn có thể tra cứu ngày tốt tháng 7 tại: Xem ngày tốt tháng 7 năm 2024

Cách cúng rằm tháng 7

Cúng ngày rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt ?

Thông thường, ngày rằm tháng 7 sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt. Bởi cửa địa ngục được mở ra đến ngày 14, lúc các vong hồn được tha tội và được trở về trần gian. Nên khoản thời gian từ mùng 2 - 14 là thời điểm thích hợp để làm lễ cúng rằm tháng 7.

Cúng ngày rằm tháng 7 cô hồn vào giờ nào thì tốt ?

Theo người xưa quan niệm, vong hồn sống trong địa ngục nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Do vậy, khi bạn cúng rằm tháng 7 thì bạn nên cúng vào chiều tối vào lúc 18h - 19h, với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa 11h - 12h trưa để tổ tiên nhận lễ cúng tốt hơn

Lưu ý: Mọi lễ cúng rằm tháng 7 cần được làm trước 12h đêm ngày 15/7 âm lịch. 

=> Xem ngay: Tra cứu ngày hoàng đạo tháng 7/2024

Chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng 7

Mâm lễ tạ ngày rằm tháng 7 cô hồn gia tiên

Trong mâm lễ cúng tạ gia tiên thì bạn chuẩn bị những món mặn cũng như các món trong lễ cúng giỗ hay thông thường khác. Sau đây là những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên cho ngày rằm như sau:

  • Các chén cơm trắng

  • Gà luộc

  • Xôi

  • Nem rán

  • Canh rau củ 

  • Giò lụa

  • Các món nộm

Sắm lễ ngày rằm tháng 7 cho chúng sinh

Khi chuẩn bị mâm lễ ngày rằm tháng 7 cho chúng sinh cần chuẩn bị các lễ vật sau:

  • Trái cây trong mâm ngũ quả

  • Hoa cúc.

  • Nhang trầm thơm.

  • Đèn cầy.

  • Gạo trắng

  • Muối trắng

  • Rượu trắng.

  • Nước chai

  • Bộ giấy cúng .

  • Đường thẻ.

  • Bánh kẹo khác nhau, cốm nổ, bim bim…

  • Mía, ổi, đậu, cóc, khoai lang…

  • Chè.

  • Xôi.

  • Cháo trắng.

  • Heo sữa quay miếng hay nguyên con tùy điều kiện

  • Bánh hỏi đầy đủ

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng ?

Sắm lễ ngày rằm tháng 7 cúng gia tiên

Khi cúng gia tiên trong gia đình, ngoài việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng mâm cúng, gia chủ cần lưu ý các điều sau: 

  • Chuẩn bị mâm cúng lễ gia tiên và bài cúng một các đầy đủ, trơn chu nhất

  • Bày biện lễ vật và mâm cúng chỉnh chu trước bàn thờ gia tiên

  • Thắp nhang và đèn cầy để chuẩn bị cúng mời các vị gia tiên

  • Đọc rõ ràng trong nội dung bài cúng gia tiên ngày rằm tháng 7

  • Khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật và báo cáo ngày rằm

  • Sau khi cháy hết nhang thì mang lễ vật đi hóa vàng và tạ ơn.

Ngày rằm tháng 7 nên cúng gì cho chúng sinh

Các bước cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh khu vực trước nhà như sau:

  • Chuẩn bị mâm lễ cúng chúng sinh đầy đủ

  • Chuẩn bị cái bàn cao và sạch có khăn chải bàn càng tốt

  • Chủ nhà phải mang lễ vật ra trước cửa, ngoài sân.

  • Sắp xếp lễ vạt lên bàn cho ngăn nắp

  • Thắp nhang đèn để chuẩn bị làm lễ cúng

  • Lấy bài cúng cho chúng sinh đọc rõ ràng và rành mạch

  • Khấn vái và chờ đợi nhang cháy hết

  • Sau khi nhang đèn cháy thì tạ lễ mang lễ vật khô đi hóa vàng.

  • Sau khi cúng xong gia chủ chú ý vẩy cháo, rắc gạo, muối ngoài sân xung quanh nhà để gửi tới các chúng sinh.

Ý nghĩa rằm tháng 7 ở các nước

Rằm tháng 7 là ngày gì ở Trung Quốc. 

Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng bảy âm lịch còn được biết đến là Tiết Trung Nguyên, được gọi là Ngày Ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói chung được coi là Tháng Ma (Quỷ nguyệt) trong đó có những con ma và linh hồn, hay những người thân đã khuất đến từ các cõi âm. Tết Trung Nguyên trùng với lễ Thanh Minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên đã qua đời của họ.

Ý nghĩa rằm tháng 7 tại Nhật Bản 

Trong tháng cô hồn người dân Nhật Bản sẽ tổ chức lễ hội Obon. Lễ hội Obon có  nghĩa là “treo ngược lên” đây cũng giống như một sự giải thoát to lớn đối với các linh hồn người chết, giúp họ thoát khỏi cảnh khổ cực dưới âm phủ. 

Trong ngày rằm tháng 7 cô hồn ở Nhật Bản diễn ra rất nhiều hoạt động tín ngưỡng, đặc biệt là sự kiện dâng lửa để soi đường cho các linh hồn của những người đã khuất trở được trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Những đám lửa lớn được sắp xếp lại với nhau tạo thành hình của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), tiếp theo là chữ Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata). Chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn được gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Lễ hội được kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả dọc theo các con sông. Đây cũng được coi như là biểu tượng tiễn đưa các linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Ngoài ra, trong tết rằm tháng 7 người Nhật Bản thường chuẩn bị các loại bánh khảo được làm từ bột gạo với nhiều màu sắc như màu xanh, đỏ, và vàng…có hình hoa sen, kèm theo đó là những giỏ hoa quả đa dạng các loại, được bài trí đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana. Đồ cúng trong dịp lễ này được thay đổi mỗi ngày: ngày 13 là Mukaedango (bánh đón linh hồn),  ngày 14 là Ohagi (bánh bột gạo), ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

Rằm tháng 7 là ngày gì tại Việt Nam, nên làm gì ý nghĩa?

Chuẩn bị mâm cỗ ngày rằm tháng 7

Rằm tháng 7 được coi là trong những ngày quan trọng tại Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thật tươm tất để tỏ lòng thành với Phật và tổ tiên. Mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, bạn hãy chuẩn bị chu đáo nhất có thể bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.

Tham tết tháng 7 cài bông hồng tại các chùa

Tại Việt Nam ngày này còn tiến hành nghi lễ cài bông hồng. Với những bông hoa hồng màu đỏ đại diện cho những người còn cha mẹ, hoa hồng đỏ màu nhạt hơn sẽ cài cho những ai chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ và hoa hồng màu trắng cho những người đã mất mẹ. Chính nghi lễ này đã thức tỉnh bao người con về đạo làm con, phải luôn hiếu thảo với cha mẹ và giúp thế hệ trẻ luôn sống đúng đạo nghĩa.

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Vào ngày rằm tháng 7 hoặc cả tháng 7 nhiều người sẽ ăn chay để thành tâm cầu nguyện bình an cho cả gia đình. Ăn chay sẽ hạn chế sát sinh và còn giúp con người ta trở nên thanh tịnh, khỏe mạnh hơn

=> Tra cứu ngay ngày đẹp hợp tuổi để khai trương giúp phát tài, phát lộc tại: Xem ngày tốt khai trương tháng 7

Trên đây là những thông tin về rằm tháng 7 là ngày gì và ý nghĩa ngày rằm tháng 7 mà Xemvanmenh.net muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn và hiểu sâu sắc hơn về ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu.

Tôi là Duy Tâm Phúc, hiện đang là Chuyên gia phong thủy, tử vi tại xemvanmenh.net,luôn say mê, gắn bó và tìm tòi, nghiên cứu về phong thủy hơn 10 năm qua. Để mang tới những nội dung mới mẻ và chất lượng nhất đến với đọc giả trong và ngoài nước

Xem lá số tử vi theo ngày tháng năm sinh

Hãy nhập đầy đủ thông tin của bạn vào để có kết quả tốt nhất

Xem tử vi 2024

Xem tử vi hàng ngày

Ngày sinh
Ngày xem
:

Thư viện tin tức tổng hợp

quesdt Sim điện thoại có phải là vật phẩm phong thủy?
Mỗi con số trong dãy sim điện thoại đều mang những năng lượng riêng, tùy theo trật tự của dãy số mà Sim điện thoại có thể ảnh hưởng tới bạn theo hướng tốt (Cát) hay xấu (hung)
quesdt Dùng kinh dịch chọn sim phong thủy tốt cho 4 đại nghiệp đời người!
Bằng những gợi ý quẻ dịch sim tốt cho 4 đại nghiệp, bạn có thể chọn dãy sim phong thủy hợp tuổi thỏa mong muốn hỗ trợ công danh, tài vận, tình duyên gia đạo hay hóa giải vận hạn