Thứ 7, 14/9/2024 - 15:10
Bật mí cách cúng giao thừa 2024 chi tiết nhất để rinh tài lộc năm mới
Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, không nhiều người hiểu cách cúng đêm giao thừa đặc biệt là cách cúng giao thừa trong nhà, cách cúng giao thừa ngoài trời và cách làm mâm cơm cúng giao thừa sao cho đầy đủ, chính xác nhất. Hiểu được nỗi trăn trở ấy, bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp mọi người giải đáp hết những nghi vấn ấy.
I - Giới thiệu về đêm giao thừa
Theo truyền thống, Giao thừa được cho là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.
Ở một phương diện khác, giao thừa cũng có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy (lúc năm cũ qua, năm mới đến).
Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào đêm giao thừa, lúc chuyển giao giữa năm cũ và mới này, người ta luôn nhìn lại một năm hoạt động với những thành tựu đã đạt được, đồng thời háo hức lên những kế hoạch cho năm mới.
Hầu hết các nước vào đêm giao thừa sẽ có các hoạt động sôi nổi để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới.
Hiện nay, phổ biến nhất là các chương trình bắn pháo hoa ở các thành phố lớn vào thời khắc giao thừa sang năm mới. Sau khi đồng hồ đến 24h00' - tức 0h00' ngày mồng 1 của năm mới, các màn pháo hoa sẽ bắt đầu rực rỡ bầu trời.
Văn hóa Phương Đông quan niệm, trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch vào đêm 30 (Âm lịch) thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới.
Theo quan niệm dân gian thì cách cúng đêm giao thừa phải rất coi trọng, thông thường, lễ cúng đêm giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.
Người ta thường tìm hiểu cách cúng đêm giao thừa và làm theo vì ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch".
Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.
Đêm giao thừa là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi”, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng.
Bởi vậy, đêm giao thừa được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.
Chính vì những điều đó nên không phải tự nhiên mà mọi người rất coi trọng việc tìm hiểu giao thừa năm nay cúng gì, cách cúng giao thừa ra sao và tích cực chuẩn bị sắm lễ cúng giao thừa năm 2018 như vậy. Nó được coi là một trong những lễ không thể thiếu bên cạnh lễ cúng tất niên, cúng 30 tết.
II - Cách cúng đêm giao thừa?
1 - Hướng dẫn cách cúng giao thừa đúng cách
Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Thận trọng tìm hiểu kĩ càng cách cúng giao thừa trong nhà và sắm lễ cúng giao thừa, văn khấn giao thừa thật đầy đủ là với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Với hai nghi thức cúng lễ vào giao thừa đó là cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Do đó, việc chuẩn bị lễ vật cúng tế cũng có hai phần chuẩn bị khác nhau. Mâm lễ cúng đêm giao thừa chủ yếu bao gồm: ngũ quả, vàng hương, đèn nến, cau trầu, muối, gạo, trà, rượu, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,... Mọi nghi thức và mâm cỗ sẽ được chuẩn bị thực hiện đúng với tấm lòng thành của gia chủ.
Chuẩn bị cho mâm cúng lễ giao thừa trong nhà ở 3 vùng miền Bắc - Trung - Nam đều có những truyền thống theo một cách khác nhau. Người miền Bắc thường có xu hướng thiên về các món ăn truyền thống với số món ăn trên đĩa và bát như nhau: 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,...Mâm cúng đêm giao thừa ở miền Trung thì phải bao gồm bánh chưng, bánh tét,... Còn riêng ở miền Nam, do đặc trưng thời tiết nóng nên họ thường cúng mâm cỗ có các món ăn nguội.
2 - Cúng giao thừa lúc mấy giờ?
Để hiểu hết được cách cúng giao thừa trong nhà, điều đầu tiên ta không thể bỏ qua đó là vấn đề thắp hương giao thừa mấy giờ. Lễ cúng giao thừa năm 2018 được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp. Việc cúng giao thừa vào lúc mấy giờ này nhất định phải nhớ kĩ và làm theo thì mới mang đúng ý nghĩa của ngày giao thừa.
III - Mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì?
Lễ cúng Giao Thừa, gồm có lễ cúng giao thừa ngoài trời và lễ cúng giao thừa trong nhà. Nói đến đây, chắc có rất nhiều bạn thắc mắc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Theo quan niêm dân gian, lễ cúng ngoài trời được tiến hành trước. Theo đó ta phải đặc biệt chú ý tới mâm cỗ cúng giao thừa để sắm lễ cúng giao thừa 2024 cho thật đầy đủ.
1 - Lễ cúng Giao Thừa ngoài trời
Trước khi đề cập đến vấn đề mâm cúng giao thừa ngoài trời, ta cần biết đây là lễ cúng tiễn vị thần cựu vương hành khiển ( vị thần phụ trách việc coi sóc dân, cai quản hạ giới ) của năm cũ đi, và đón ông mới về . Nên chuẩn bị mâm cúng giao thừa sẵn trước phút Giao Thừa, đừng để qua giờ Giao Thừa mới bắt đầu bê mâm cúng giao thừa ra.
Mâm cúng Giao Thừa ngoài trời gồm:
– Gà trống tơ, luộc ( thời xưa còn dùng thủ lợn )
– Bánh Chưng
– Đèn nến
– Vàng mã
– Hoa tươi
– Trầu cau
– Rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà )
– Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã ( giống trong Tuồng Chèo ấy ), chính là mũ để cúng tế vị thần.
2 - Lễ cúng Giao Thừa trong nhà
Bàn về vấn đề cách cúng giao thừa trong nhà và mâm cỗ cúng giao thừa, ta cần hiểu rõ, đây là lễ cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Lễ cúng giao thừa năm 2021 trong nhà có lễ vật tương tự như cúng giao thừa ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn.
Các gia đình khi tìm hiểu về việc giao thừa năm nay cúng gì thường làm thêm cả món chè hoa cau, chè kho… cúng giao thừa.
Mâm cúng giao thừa gồm các món ăn mặn trong ngày tết hoặc cũng có gia đình nấu mâm cỗ cúng gia thừa thì chọn làm cỗ chay.
Cỗ mặn trong mâm cúng giao thừa trong nhà gồm: Bánh chưng, Giò chả, Xôi gấc, Thịt gà, Xôi đậu xanh...các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình…
Cỗ ngọt và chay trong mâm cúng giao thừa trong nhà thì cần có: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Khám phá vận mệnh và những điều bất ngờ trong năm 2025 của bạn và người thân! Bộ Tử vi 2025 mới nhất tại xemvanmenh.net đang chờ bạn giải mã!
TRA CỨU TỬ VI 2025 Bạn vui lòng nhập chính xác thông tin của mình!
IV - Cách cúng giao thừa ngoài trời?
1 - Cúng giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?
Quan niệm dân gian cho rằng việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.
Vậy, cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Hướng cúng gia thừa ra sao?
Hướng đặt mâm lễ chỉ nên đặt hướng Bắc, hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).
Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị một chiếc lọng màu vàng có diềm đỏ để che nắng che mưa; Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn; Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên Hành khiển
2 - Cách cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có xôi gà, hoặc thủ lợn, bánh chưng, mứt, trầu cau, rượu, nước, vàng mã và hoa quả.
“Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ, hầu hết là những sản vật gần gũi với đời sống gia đình, miễn sao đảm bảo thanh tịnh. Cúng Giao thừa người ta đặc biệt chú ý đến gà cúng, gà thường là gà trống choai, mới tập gáy, thân hình cân đối, mào cờ, mỏ vàng, chân vàng và chưa từng đạp mái”
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu.
Ta cúng nên cần hiểu rõ rằng, cúng đêm Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên, với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành năm mới. Mâm cỗ này có thể được cúng sớm hơn, lễ vật tùy từng điều kiện gia đình.
Với những chia sẻ phía trên, xemvanmenh.net hy vọng sẽ giúp mọi nhà biết cách cúng giao thừa chuẩn bị thật tốt và đầy đủ các nghi thức cúng đêm giao thừa, không còn bị rối bời khi không biết mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì nữa và đón một năm mới thật nhiều niềm vui.
Chúc các bạn năm 2024 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!
Tôi là Duy Tâm Phúc, hiện đang là Chuyên gia phong thủy, tử vi tại xemvanmenh.net,luôn say mê, gắn bó và tìm tòi, nghiên cứu về phong thủy hơn 10 năm qua. Để mang tới những nội dung mới mẻ và chất lượng nhất đến với đọc giả trong và ngoài nước
Chia sẻ link
Xem lá số tử vi theo ngày tháng năm sinh
Hãy nhập đầy đủ thông tin của bạn vào để có kết quả tốt nhất
Xem tử vi hàng ngày
Bài viết cùng danh mục